Nhiều trường hợp uống thuốc theo đơn để điều trị bệnh viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày – tá tràng thì người bệnh mắc phải những tác dụng phụ: buồn nôn, nôn, mệt lả, dị ứng,… Hơn nữa, nhìn vào đơn thuốc có tới 3-4 loại nên người bệnh càng sợ và muốn bỏ dở đợt điều trị. Vậy tác dụng phụ của thuốc điều trị viêm loét dạ dày do đâu và có cách nào để hạn chế? Hãy cùng đón đọc bài viết mà CumarGold Fast chia sẻ dưới đây nhé!
Mục lục
- 1 1. Thuốc kháng sinh – thủ phạm hàng đầu gây tác dụng phụ của thuốc điều trị viêm loét dạ dày
- 2 2. Thuốc kháng acid – nhóm thuốc phổ biến gây tác dụng phụ khi điều trị viêm loét dạ dày
- 3 3. Thuốc kháng histamine H2 và những tác dụng phụ của thuốc này
- 4 4. Thuốc ức chế bơm proton (PPI)
- 5 5. Thuốc “Đông Y”, thuốc gói bột, thuốc thang “lẩu thập cẩm” – hiểm họa khôn lường
- 6 6. Xu hướng mới trong điều trị bệnh lý dạ dày
- 6.1 Trải nghiệm của Khách Hàng
- 6.2 CEO 9x Lưu Thu Trang – Orga Cosmetics
- 6.3 Anh Nguyễn Ngọc Văn, sinh năm 1983, quân nhân
- 6.4 Nguyễn Đình Thông, Văn Giáp, Văn Bình, Thường Tín, Hà Nội
- 6.5 Chị Vũ Tố Loan, Ý Yên, Nam Định
- 6.6 Bác Nguyễn Khải, sinh năm 1946, Hà Nội
- 6.7 Anh Lại Quang Đoan, sinh năm 1982, Hưng Yên
- 6.8 Anh Nguyễn Mạnh Tiến, Vạn Phúc , Hà Đông, Hà Nội
- 6.9 Chị Nguyễn Thu Trang, Hòa Bình
- 6.10 Anh Phạm Huy Được, Nam Định
1. Thuốc kháng sinh – thủ phạm hàng đầu gây tác dụng phụ của thuốc điều trị viêm loét dạ dày

Tác dụng phụ của thuốc điều trị viêm loét dạ dày thường có nguyên nhân từ nhóm kháng sinh
Vi khuẩn HP là nguyên nhân hàng đầu gây nên viêm (viêm xung huyết, viêm trợt, viêm loét) dạ dày – tá tràng, trào ngược dạ dày – thực quản. Do đó, để điều trị vi khuẩn HP và tránh tình trạng kháng thuốc, các bác sĩ sẽ phối hợp từ 2-3 loại kháng sinh trong thời gian từ 7-15 ngày. Loại kháng sinh cụ thể và thời gian sử dụng sẽ được quyết định bởi tình trạng nhiễm khuẩn của bệnh nhân và tình hình dịch tễ trong khu vực.
Các nhóm thuốc kháng sinh thường gặp khi điều trị bệnh đau dạ dày gồm:
- β-lactam: Amoxicillin
- Macrolide: Clarithromycin
- 5-Imidazole: Metronidazole, Tinidazole
- Fluoroquinolon: Levofloxacin
Nhưng các thuốc kháng sinh đều không có tính chọn lọc: không chỉ tác động tới vi khuẩn HP mà còn tiêu diệt cả hệ vi sinh vật có ích trong đường ruột. Do đó dẫn tới tác dụng phụ thường gặp của nhóm thuốc này là rối loạn tiêu hóa (đầy bụng, tiêu chảy, buồn nôn, nôn,…). Để khắc phục, bạn nên tiến hành đồng thời các biện pháp:
- Bổ sung sản phẩm thiên nhiên có tác dụng kìm khuẩn HP như CumarGold Fast: Nhờ đó giúp tăng cường hiệu quả điều trị, rút ngắn thời gian và tránh bệnh nhân phải dùng kháng sinh kéo dài.
- Bổ sung các loại men tiêu hóa hoặc ăn sữa chua khi no: Kết quả là giúp thiết lập lại cân bằng vi khuẩn có lợi – vi khuẩn có hại trong đường ruột và giúp tránh tình trạng đầy hơi, khó tiêu, buồn nôn.
Các tác dụng phụ của thuốc kháng sinh điều trị viêm loét dạ dày
- Rối loạn tiêu hóa: phân sống, đầy bụng khó tiêu, đau bụng, tiêu chảy hoặc táo bón…
- Nôn, buồn nôn, nước tiểu sẫm màu hoặc có mùi hắc
- Mất vị giác, đắng miệng (nhóm Macrolide) hoặc miệng có vị kim loại (nhóm Imidazole)
- Chóng mặt, nhức đầu
- Viêm đại tràng giả mạc hoặc ứ mật
- Đặc biệt cần chú ý tới tác dụng phụ nghiêm trọng: dị ứng. Nhẹ từ các vết ban trên da (ban đỏ, nổi mày đay) đến nặng (shock phản vệ, hội chứng Stevens – Johnson). Khi người bệnh có các biểu hiện như sốt cao, nhức đầu, mệt mỏi, đau họng, về sau xuất hiện ở da mụn nước, bọng nước thì cần đưa đi khám ngay để tránh nguy cơ tử vong.
Lưu ý:
- Các tác dụng phụ trên không phải lúc nào cũng xảy ra.
- Nếu bạn có tiền sử dị ứng với một số loại kháng sinh, cần báo với bác sĩ đề điều chỉnh đơn thuốc.
- Khi gặp phải những tác dụng không mong muốn trầm trọng, cần ngừng thuốc ngay và tới bệnh viện để được chăm sóc kịp thời.
![]() |
![]() |
2. Thuốc kháng acid – nhóm thuốc phổ biến gây tác dụng phụ khi điều trị viêm loét dạ dày
Với trường hợp tăng tiết acid dịch vị kéo dài do stress, rượu bia, thuốc lá,…, người bệnh sẽ được kê thêm các antacid. Với thành phần là muối nhôm hoặc magie, nhóm thuốc này giúp trung hòa acid dư thừa và tạo màng bao bọc tổn thương viêm loét. Do đó giúp hạn chế sự tiếp xúc của thức ăn và dịch vị với niêm mạc, giảm các tình trạng đau, nóng rát và tạo điều kiện để các ổ viêm loét phục hồi.
Các loại biệt dược thường được kê là: Maalox, Gastropulgite, Yumangel, Phosphalugel, Simelox…
Các tác dụng phụ của thuốc điều trị viêm loét dạ dày antacid thường gặp là:
- Rối loạn tiêu hóa: Muối Magie (Mg2+) có khả năng giữ nước, nhuận tràng nên khi dùng kéo dài sẽ khiến bệnh nhân bị đi ngoài nhiều lần. Ngược lại, dạng muối nhôm hoặc nhôm hydroxyd (Al3+) dùng lâu dài lại gây táo bón và loãng xương (do huy động Phosphor từ xương).
- Tương tác và làm giảm hiệu quả thuốc khác: Các antacid tạo lớp màng bao phủ lên tổn thương viêm loét, đồng thời có thành phần gồm những ion kim loại dễ tạo phức. Do đó gây tương tác và làm giảm hiệu quả của các thuốc dùng kèm.
- Phải sử dụng nhiều: tuy không phải là tác dụng phụ nhưng là điểm bất lợi bệnh nhân thường gặp phải. Do nhanh chóng bị đào thải vào ruột, các antacid chỉ có thể duy trì tác dụng trong khoảng thời gian từ 1-2h.
Thận trọng & chống chỉ định khi sử dụng ở những trường hợp sau:
- Mang thai: Nhóm nguy cơ C (khi thử trên động vật thấy có nguy cơ ảnh hưởng tới thai nhi, nhưng chưa có bằng chứng trên phụ nữ có thai).
- Bệnh nhân xuất huyết đường tiêu hóa trên giai đoán cấp tính.
- Không dùng kéo dài các antacid vì gây kiềm hóa, dễ gây viêm dạ dày.
- Chống chỉ định với bệnh nhân suy thận nặng
Hướng xử lý:
- Không tự ý sử dụng thuốc. Chỉ dùng theo chỉ định của bác sĩ và khi đau. Hạn chế dùng kéo dài quá 1 tuần.
- Nên uống sau ăn 1-2 giờ để kéo dài thời gian tác dụng.
- Uống cách xa thuốc khác từ 2-4 giờ để tránh tương tác thuốc.
3. Thuốc kháng histamine H2 và những tác dụng phụ của thuốc này
Nhóm thuốc này có tác dụng ức chế chọn lọc thụ thể histamine H2 ở dạ dày, từ đó làm giảm tiết acid dịch vị. Nhưng do hiệu quả kém hơn các thuốc ức chế bơm proton (PPI) và có nhiều tác dụng phụ hơn nên các thuốc kháng H2 ngày càng ít được sử dụng.
Biệt dược: Cimetidine (Tagamet), Ranitidine (Zantac, Azantac, Raniplex), Famotidine (Pepcid).

Cân bằng hiệu quả – tác dụng phụ của thuốc kháng histamine H2 không được như các thuốc PPI nên ngày càng ít được sử dụng
Các tác dụng phụ thuốc điều trị bệnh dạ dày – thuốc kháng histamine H2:
Những tác dụng phụ của thuốc điều trị bệnh dạ dày kháng histamine H2 thường gặp là: chóng mặt, nhức đầu, rối loạn tiêu hóa, đau khớp, đau cơ…
Ít gặp:
- Rối loạn hệ thần kinh trung ương: mê sảng, rối loạn ý thức (lú lẫn) – thường gặp với thuốc Cimetidine
- Rối loạn nội tiết: “nữ tính hóa” nam giới, bao gồm các biểu hiện: chứng vú to, giảm tinh dịch, liệt dương khi dùng kéo dài (hơn 8 tuần). Ở nữ giới: hiện tượng chảy sữa không do sinh đẻ
- Rối loạn tạo máu: thiếu máu, giảm bạch cầu (suy tủy) có hồi phục
- Gan: ứ mật do Cimetidine, viêm gan do Ranitidine, suy gan
- Suy thận
- Ung thư dạ dày: Do lượng acid dịch vị suy giảm nên một số vi khuẩn có thể phát triển được trong dạ dày, phân hủy nitrosamine từ thức ăn gây ung thư. Nhưng đây là tác dụng phụ rất hiếm gặp và nguy cơ ung thư dạ dày do thuốc kháng H2 là không đáng kể so với hiệu quả bảo vệ mà thuốc mang lại.
Thận trọng:
- Phụ nữ mang thai: thuộc nhóm nguy cơ B (thử nghiệm trên động vật không thấy có nguy cơ nhưng chưa thử trên phụ nữ có thai; hoặc có nguy cơ trên động vật nhưng chưa có bằng chứng đáng tin cậy chứng tỏ thuốc có nguy cơ bất lợi với thai phụ)
- Phụ nữ cho con bú: các thuốc kháng histamine H2 đều đi được vào sữa mẹ và có thể gây độc cho trẻ. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng thuốc
- Thận trọng khi tiêm Cimetidine theo đường tĩnh mạch để đề phòng tụt huyết áp và loạn nhịp tim
Hướng xử lý:
- Không tự ý sử dụng thuốc
- Thông báo cho bác sĩ nếu đang mang thai hoặc cho con bú trước khi kê đơn
- Uống trước khi ăn 30 phút và cách nhóm thuốc antacid từ 1-2 giờ
4. Thuốc ức chế bơm proton (PPI)
Đây là nhóm thuốc đầu tay khi điều trị viêm & viêm loét dạ dày – tá tràng, trào ngược dạ dày – thực quản. Tuy có thời gian bán thải ngắn (chỉ 1-1,5 giờ) nhưng do hoạt tính liên kết không thuận nghịch với bơm proton H+/K+-ATPase ở tế bào viền, các thuốc PPI giúp ngăn cản sự bài tiết acid dịch vị trong thời gian dài tới 10-14 giờ. Thường cần sử dụng ít nhất 5 ngày thuốc PPI để bắt đầu đạt hiệu quả cao nhất.
Tuy nhiên, đây là tác dụng không hoàn toàn: khoảng 1/4 số bơm proton trong mỗi tế bào viền vẫn hoạt động ngay cả khi dùng liều cao PPI. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo nên kết hợp sử dụng sản phẩm thiên nhiên có hiệu quả giảm tiết & trung hòa acid dạ dày như CumarGold Fast để tăng cường hiệu quả điều trị và hỗ trợ ngăn ngừa tái phát và biến chứng.
Biệt dược: Omeprazole (Losec), Esomeprazole (Nexium), Lansoprazole (Lanzor), Pantoplazol (Pantoloc), Rabeprazol (Pariet).
Các tác dụng phụ thuốc điều trị bệnh dạ dày – thuốc ức chế bơm proton (PPI)
Thường gặp:
- Rối loạn tiêu hóa: buồn nôn, táo bón, tiêu chảy
- Rối loạn thần kinh trung ương: chóng mặt, nhức đầu.
Ít gặp:
- Ngủ gà
- Ung thư dạ dày: tương tự như nhóm thuốc kháng H2, các thuốc PPI cũng có thể gián tiếp gây ung thư. Nhưng nguy cơ của tác dụng phụ này hiếm gặp và hiệu quả bảo vệ thuốc mang lại vượt trội hơn rất nhiều nguy cơ. Do đó, người bệnh có thể yên tâm sử dụng các thuốc PPI theo đúng chỉ định của bác sĩ.
Thận trọng:
- Phụ nữ mang thai và cho con bú
- Riêng với thuốc Omeprazole có thể gây tương tác với các thuốc khác (ngoài nhóm thuốc điều trị bệnh dạ dày). Do đó cần được sử dụng cách các thuốc khác từ 1-2 giờ để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.
Hướng xử lý:
- Uống thuốc trước bữa ăn khoảng 30 phút hoặc sau ăn 1 giờ
- Không tự ý dùng thuốc. Sử dụng theo đúng chỉ định của bác sĩ đã kê toa.
5. Thuốc “Đông Y”, thuốc gói bột, thuốc thang “lẩu thập cẩm” – hiểm họa khôn lường
Nguồn gốc không rõ ràng, nguyên liệu không được công bố hoặc không được bất cứ cơ quan chức năng nào kiểm soát. Cũng không hề có quy trình chế biến hay sản xuất phù hợp vệ sinh an toàn nào được thực hiện. Thậm chí nhiều nhà sản xuất/buôn bán còn bất chấp thủ đoạn, sẵn sàng trộn những hoạt chất tân dược vào thuốc bột hay thuốc thang để lừa người bệnh.
Người bệnh mua những loại thuốc này đã tự mạo hiểm sức khỏe mình với những sản phẩm kém chất lượng. Để tự bảo vệ bản thân và gia đình, hãy tránh xa những sản phẩm có dấu hiệu:
- Hình thức xấu, bao gói thủ công, dễ nấm mốc: Đặc biệt với các loại thuốc “lẩu thập cẩm” có nguồn gốc từ “thảo dược”. Rất nhiều trường hợp người mua có thể dễ dàng quan sát được nấm mốc, màu bất thường hoặc mùi lạ trong thang thuốc hoặc bột thuốc. Chất lượng sản phẩm giữa các gói, các lô (nếu có) không đồng nhất: màu sắc, mùi vị khác nhau.
- Không được cơ quan chức năng kiểm soát chất lượng và không có ai chịu trách nhiệm về sản phẩm: Không có số đăng ký (SĐK) trên vỏ hộp. Không có địa chỉ nhà thuốc/phòng khám bán và chịu trách nhiệm về sản phẩm. Không thể tra được tên sản phẩm hay SĐK mà họ thông báo trên trang web của Bộ Y tế, Cục An toàn Thực Phẩm tại link: Tra Cứu Thông Tin Hồ Sơ
- Tuyên bố/cam kết rất hấp dẫn: “chắc chắn khỏi”, “khỏi ngay”, “khỏi vĩnh viễn”, “không tái phát”, “đặc trị”… Nhưng thực tế khi gọi khiếu nại chất lượng sản phẩm thì đủ mọi lý do để thoái thác và từ chối trách nhiệm được đưa ra.
- Không tra cứu được tên thuốc hay nhà máy sản xuất hay tên công ty phân phối trên website
- Không có nhà thuốc nào bán, hoặc số lượng nhà thuốc bán quá hạn chế, ít ỏi
- Không có ngày sản xuất, hạn dùng trên đơn vị đóng gói nhỏ nhất; hoặc có mà mờ nhòe khó đọc, dễ tẩy xóa.
Dễ hiểu vì sao rất nhiều bệnh nhân đã gặp quá nhiều hậu quả khi dùng các loại thuốc này: đau bụng, tiêu chảy, phù nề, tăng cân. Các triệu chứng của bệnh dạ dày chẳng có dấu hiệu suy giảm mà còn có thể tăng nặng. Thậm chí không thiếu bệnh nhân phải đi cấp cứu với những dấu hiệu như kiệt sức, ho, khó thở hoặc xuất huyết tiêu hóa.
Đừng để niềm tin đặt sai chỗ! Đừng nhắm mắt mà tin theo để rồi tiền mất, tật mang! Đừng để những căn bệnh do dùng thuốc kém chất lượng như ung thư có cơ hội chọn mặt gửi mầm bệnh!
![]() |
![]() |
6. Xu hướng mới trong điều trị bệnh lý dạ dày
Không thể phủ nhận vai trò của liệu pháp Tây y trong việc điều trị bệnh lý viêm (xung huyết, trợt, loét) dạ dày – tá tràng và trào ngược dạ dày – thực quản. Nhưng không phải ai cũng may mắn khỏi bệnh khi sử dụng thuốc Tây. Hoặc bị “đánh bại” bởi các tác dụng phụ của thuốc (mệt mỏi, suy nhược, rối loạn tiêu hóa) nên tự ý ngừng uống trước thời hạn.
Do đó, theo GS. TS. Nguyễn Khánh Trạch – Chủ tịch Hội Nội Khoa Việt Nam, để tăng cường hiệu quả và giảm các tác dụng phụ trong quá trình điều trị, người bệnh cần kết hợp liệu trình thuốc Tây với các sản phẩm thiên nhiên có tác dụng bảo vệ dạ dày toàn diện như CumarGold Fast.

Hiệp đồng sức mạnh từ bộ 3 tinh chất thiên nhiên giúp CumarGold Fast mang lại hiệu quả NHANH, MẠNH, TOÀN DIỆN
Theo đó, CumarGold Fast là thế hệ mới của CumarGold – tinh nghệ Nano hàng đầu Việt Nam suốt 5 năm qua. Kế thừa thành phần Nano Curcumin chính hãng từ Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam, bổ sung thêm bộ đôi tinh chất thiên nhiên từ Pháp (DGLE, gel Aloe vera), sản phẩm giúp tác động toàn diện trên cả 3 yếu tố gây bệnh: giảm các yếu tố tấn công (vi khuẩn HP, acid & dịch vị tiêu hóa, NSAIDs), tăng các yếu tố bảo vệ (lớp chất nhày Mucin & Bicarbonat) và đẩy nhanh phục hồi tổn thương – khía cạnh Tây y chưa làm tốt.
Do đó, CumarGold Fast được các chuyên gia tin dùng để hỗ trợ giúp người bệnh được giảm nhanh cơn đau dạ dày & các triệu chứng khó chịu (ợ hơi, ợ chua, nóng rát,…). Đồng thời hỗ trợ ngăn ngừa tái phát & biến chứng hiệu quả khi dùng duy trì trong 3 tháng.
- Giảm tiết & trung hòa acid dịch vị, ức chế vi khuẩn HP
CumarGold Fast với sự phối hợp của DGLE và gel Aloe vera mang lại hiệu quả giảm acid dạ dày nhanh chóng. Nhờ đó giúp hỗ trợ giảm nhanh các triệu chứng phổ biến của bệnh dạ dày như đau bụng, ợ hơi ợ chua và tạo điều kiện phục hồi tổn thương viêm loét.
Hiệu quả này đã được chứng minh trong nghiên cứu của nhóm R. Hakanson và cộng sự (Thụy Điển, 1973). Theo đó, DGLE giúp làm giảm lượng acid tiết ra ngay trong giờ đầu tiên sử dụng và duy trì hiệu quả này liên tục trong 4 giờ. Còn với thành phần Aloe vera, các nghiên cứu của Sadiq Yusuf & cộng sự (Nigeria, 2004), Zakieh Keshavarzi & cộng sự (Iran, 2014) đã chứng minh được hiệu quả giảm tiết acid dạ dày đạt cực đại tại thời điểm 60 phút sau khi uống.
Khả năng ức chế vi khuẩn HP của DGLE & Nano Curcumin cũng được minh chứng trong các nghiên cứu công phu của Ronita De. & cộng sự (Ấn Độ, 2009), Sreenivasulu Puram & cộng sự (Ấn Độ, 2013), Ali Momeni & cộng sự (Iran, 2014),…
- Kích hoạt sản xuất chất nhầy Mucin & Bicarbonate – hàng rào bảo vệ tự nhiên của dạ dày
Để kiểm tra tác dụng bảo vệ, dự phòng loét dạ dày của curcumin, nhóm tác giả Morsy MA. và El-Moselhy MA. (Ấn Độ, 2013) đã tiến hành thí nghiệm gây loét dạ dày cho chuột cống bằng Indomethacine-. Trước khi gây loét, chuột được uống Curcumin với liều 50 mg/kg. Kết quả cho thấy Curcumin đã làm tăng nồng độ chất nhày (mucin) trong dịch vị, tăng mức oxyd nitric trong dịch nhày (tăng các yếu tố bảo vệ) cũng như làm giảm hoạt tính acid và pepsin dịch vị (giảm các yếu tố tấn công).
Đi sâu vào nghiên cứu cơ chế tăng sinh lớp chất nhày mucin và bicarbonat của gel Aloe vera, bằng công nghệ y sinh học phân tử, Chul-Hong Park & cộng sự (Hàn Quốc, 2017) đã khám phá ra khả năng điều hòa các protein MMP của tinh chất thiên nhiên này.
- Phục hồi tổn thương do viêm loét
Hiệu quả này đã được chứng minh trong nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Y học Ireland của Kassir (1985). Trong đó, trên 874 bệnh nhân bị viêm loét tá tràng mãn tính thì DGLE đã giúp làm lành vết loét trên khoảng 91% bệnh nhân sau 3 tháng. So sánh với những nhóm dùng cimetidine và antacid, số trường hợp tái phát ít hơn đáng kể.
Thành phần Nano Curcumin cũng được nghiên cứu tại Thái Lan (Prucksunand C. và cộng sự) năm 2001 chứng minh hiệu quả làm lành vết viêm loét. Trong thử nghiệm lâm sàng pha II này, với 25 bệnh nhân có thể tiến hành nội soi, tỉ lệ lành hẳn các tổn thương viêm loét sau 4 tuần là 48% và sau 12 tuần là 76%. Với 20 trường hợp chỉ bị trợt niêm mạc, viêm hoặc triệu chứng khó tiêu thì các bệnh nhân chỉ mất từ 1-2 tuần là hết triệu chứng.
- Hạn chế tác dụng phụ của thuốc Tây
Sự kết hợp của DGLE & gel Aloe vera đã được V. Tejasvi Reddy & cộng sự (Ấn Độ, 2016) chứng minh giúp ngăn ngừa viêm loét và giảm tiết acid dịch vị tương tự giải pháp Tây Y (omeprazole). Đồng thời, Ali Akbar Hajiaghamohammadi & cộng sự (Iran, 2016) nghiên cứu việc bổ sung DGLE vào phác đồ thuốc Tây kinh điển. Kết quả thu được: việc bổ sung này giúp tăng cường hiệu quả điều trị, rút ngắn thời gian nằm viện và các tác dụng phụ có thể xảy ra.
Ngoài ra, sự phối hợp của bộ 3 tinh chất thiên nhiên trong CumarGold Fast còn giúp tránh được 2 hạn chế lớn của nhóm thuốc antacid: thời gian tác dụng ngắn và sự tương tác thuốc. Cụ thể, khi uống lúc đói, các antacid thường chỉ có hiệu quả trong thời gian từ 30-60 phút. Còn nếu uống vào các bữa ăn – thời điểm lý tưởng cho các nhóm thuốc có hiệu quả bảo vệ dạ dày tốt như PPI (Nexium – esomeprazole, omeprazole,…) thì lại gây ra tương tác thuốc và suy giảm hiệu quả điều trị.
Trong khi đó, việc sử dụng CumarGold Fast chưa ghi nhận tương tác thuốc xảy ra với những nhóm thuốc phổ biến như PPI. Vì vậy, một chế độ bảo vệ “kép” hoàn toàn có thể được sử dụng để người bệnh có được hiệu quả bảo vệ dạ dày tốt nhất.
Tổng hợp từ các kết quả nghiên cứu trên, có thể thấy CumarGold Fast là sản phẩm phù hợp cho những người bị tăng tiết acid dạ dày dẫn tới ợ hơi ợ chua, nóng rát, hoặc các bệnh lý cụ thể như đau dạ dày (đau bao tử), viêm & viêm loét dạ dày – tá tràng, trào ngược dạ dày – thực quản,…
Để được trực tiếp tư vấn hoặc tìm hiểu thêm về sản phẩm CumarGold Fast cũng như tư vấn về bệnh lý dạ dày, quý vị có thể thực hiện 1 trong 3 cách dưới đây:
Cách 1: Gọi điện đến Tổng đài tư vấn sức khỏe 0838 422 266 để gặp các Dược Sỹ (miễn phí).
Cách 2: Bạn có thể đặt mua CumarGold Fast tại đây để nhận hàng nhanh nhất với ngàn ưu đãi:
https://cumargoldfast.vn/dat-hang
Cách 3: Bạn có thể để lại thông tin tư vấn ở form dưới đây để được các dược sĩ tư vấn sau 10 phút
Trải nghiệm của Khách Hàng
"Chỉ tuần đầu tiên là bụng mình êm hẳn đi, không còn “ồn ào”, ấm ách khó chịu nữa, ăn uống cũng ngon miệng hơn… Giờ mình nhận ra để thành công thì không chỉ cần một trợ lí giám đốc, mà còn cần một trợ lí sức khỏe như Trợ Lý Dạ Dày CumarGold Fast..."
CEO 9x Lưu Thu Trang – Orga Cosmetics
"Một lần, sau khi ăn lẩu cay thì tôi bỗng nhiên bị đau bụng bỏng rát, nôn hết cả thức ăn ra ngoài... Kiên trì uống CumarGold Fast, tôi thấy ăn ngon miệng, tăng cân, khỏe ra..."
Anh Nguyễn Ngọc Văn, sinh năm 1983, quân nhân
"Đã 3 tháng trở lại đây, không còn cơn đau dạ dày nào tái phát nữa, không còn buồn nôn, ợ hơi, ợ chua, tôi chỉ cần uống duy trì 2 viên/ngày. Hơn nữa, giờ tôi ăn món nào cũng cảm thấy ngon miệng, lại còn tăng thêm 2kg, da dẻ cũng hồng hào."
Nguyễn Đình Thông, Văn Giáp, Văn Bình, Thường Tín, Hà Nội
"Dễ hiểu vì sao CumarGold Fast mang lại hiệu quả nhanh đến như vậy. Hơn 10 năm đối mặt với không biết bao nhiêu cơn đau dạ dày, tôi tưởng cả đời cứ phải tiếp tục sống như thế. Nhưng thật không ngờ, CumarGold Fast đã giúp tôi quên đi nỗi ám ảnh cả tuổi thanh xuân này."
Chị Vũ Tố Loan, Ý Yên, Nam Định
"Từ ngày uống CumarGold Fast, tình trạng đau bụng, ợ hơi, ợ chua của tôi đã không còn, ăn uống ngon hơn, sức khỏe ổn định... Tôi cảm thấy vui lắm, vì nhờ có đứa cháu là dược sĩ mà tôi đã tìm được phương pháp hiệu quả giúp quên đi nỗi lo mỗi lần nhập viện cấp cứu..."
Bác Nguyễn Khải, sinh năm 1946, Hà Nội
"Nhờ CumarGold Fast, cả tháng nay tôi không còn bị ám ảnh bởi những cơn đau âm ỉ rồi quặn thắt nữa. Có hôm cũng “đánh liều” thử thức xem bóng một đêm thì thấy không làm sao cả. Dạo này ăn uống cũng tốt hơn, tăng được 1kg rồi đấy!"
Anh Lại Quang Đoan, sinh năm 1982, Hưng Yên
"Tôi đã tìm hiểu rất kĩ nên đã quyết định mua 4 hộp về sử dụng, mỗi ngày uống 4 viên, chia làm 2 lần. Thật không ngờ, sau 2 tuần các triệu chứng như đau thượng vị, ợ hơi, ợ chua, buồn nôn đã thuyên giảm... Không bị phân tâm, công việc của tôi cũng thuận lợi hơn nhiều..."
Anh Nguyễn Mạnh Tiến, Vạn Phúc , Hà Đông, Hà Nội
"Bao năm vật vã trong những cơn đau dạ dày, đối mặt với sự đe dọa từ vi khuẩn HP có thể gây ung thư dạ dày mà điều trị mãi không hiệu quả, giờ tìm được một sản phẩm uy tín được bác sĩ giới thiệu, tôi vui mừng và lập tức sử dụng luôn. ” – chị Trang phấn khởi kể lại."
Chị Nguyễn Thu Trang, Hòa Bình
"Tôi cảm thấy những triệu chứng như đau thượng vị, nóng rát giảm đi trông thấy chỉ sau 2 tuần sử dụng. CumarGold Fast thật sự là người trợ lý giúp tôi thành công hơn trong công việc và cuộc sống"
Anh Phạm Huy Được, Nam Định
CumarGold Fast không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa. Các bài viết của CumarGold Fast chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Thường xuyên truy cập vào https://cumargoldfast.vn/ để nhận nhiều thông tin hữu ích hơn. Hoặc gọi tới hotline 0838 422 266 để được dược sĩ tư vấn trực tiếp!
>> Tìm hiểu thêm: