Đau bụng là hiện tượng thông thường con người thường gặp phải, nhưng hiện tượng đau bụng từng cơn trên rốn thì cần phải lưu ý và đi kiểm tra kỹ để biết chính xác đang mắc bệnh gì. Vì đau bụng có nhiều biểu hiện và dạng bệnh khác nhau, không chỉ phỏng đoán qua vị trí đau bụng đúng hoàn toàn được.
Mục lục
Đau bụng từng cơn trên rốn có biểu hiện như thế nào
Đau bụng từng cơn trên rốn là tình trạng đau âm ỉ nhiều ngày và mỗi lần đau nặng sẽ thấy nhói thành từng cơn ngắn hoặc dài tùy thuộc vào tình trạng và sức đề kháng của mỗi người. Đau bụng từng cơn trên rốn là biểu hiện của bệnh có liên quan tới hệ tiêu hóa, cụ thể là dạ dày.
Vùng bụng phía trên rốn còn được gọi là vùng thượng vị, hay vùng dưới mũi xương ức. Hiện trạng đau bụng từng cơn trên rốn xảy ra ở mọi lứa tuổi, tùy mức độ nặng nhẹ mà chuẩn đoán được ra bệnh gì, tuy nhiên, hiện tượng đau này xảy ra ở người lớn tuổi nhiều hơn. Có thể cơn đau bụng đó chỉ là bệnh thông thường, nhưng có những cơn đau bụng là dấu hiệu của những bệnh nguy hiểm tới tính mạng.

Đau bụng từng cơn trên rốn là triệu chứng của bệnh gì
Có nhiều nguyên nhân khiến chúng ta bị đau bùng từng cơn trên rốn, đôi khi chúng ta hay lầm tưởng là do lạnh bụng nên mới bị đau:
- Khi quá đói, hoặc quá no mà chúng ta vận động mạnh, lao động nặng cũng sẽ xảy ra trường hợp đau bụng, nhưng cơn đau không kéo dài. Hay khi chúng ta ăn thức ăn có hàm lượng axit cao hoặc sử dụng đồ uống có chứa chất kích thích như cồn, ga sẽ gây đau thành cơn do ảnh hưởng đến dạ dày.
- Do giun: Khi chúng ta bị giun tấn công do không đảm bảo vệ sinh khi ăn uống, đặc biệt là ở trẻ em, hoặc sống ở khu vực nước sinh hoạt không đạt chất lượng tối thiểu. Giun sẽ phát triển và ngoi lên ống mật, làm đau vùng thượng vị, tạo thành những cơn đau kéo dài, đau dữ dội. Ở trẻ em mắc bệnh nhiễm trùng giun cũng sẽ bị đau bụng trên rốn hoặc vòng quanh khu vực rốn.
- Do tiền sử có mắc bệnh dạ dày, viêm đại tràng cũng có hiện tượng đau bụng từng cơn trên rốn.
- Do rối loạn tiêu hóa: khi chúng ta sử dụng thực phẩm bị vi khuẩn tấn công nhưng không hay biết, hoặc thực phẩm không đạt vệ sinh an toàn. Quy trình chế biến cũng không đảm bảo để tiêu diệt hết vi khuẩn có hại cho sức khỏe cũng sẽ gây đau bụng từng cơn trên rốn, có trường hợp sẽ bị tiêu chảy.
- Do ngộ độc thực phẩm: triệu chứng đầu tiên sẽ là cơn đau âm ỉ sau đó phát triển nhanh thành đau quặn, khiến người bị ngộ độc vừa đau đầu, choáng váng sau đó là buồn nôn, tiêu chảy. Chuyển biến của người bị ngộ độc thực phẩm rất nhanh, nếu không kịp thời xử lý thì có thể sẽ tử vong nếu sức để kháng quá yếu.
- Do hội chứng ruột kích thích: là hiện tượng nhu động ruột bị kích thích sau khi ăn, đặc biệt là ăn sáng. Bụng sẽ bị đau nhẹ vùng rốn và trên rốn, đôi khi sẽ kèm theo tiêu chảy.
- Do dư thừa axit trong dạ dày: với những người có sở thích ăn cay, chua, nóng sẽ khiến axit dạ dày tăng cao, ăn thường xuyên sẽ khiến axit dư thừa, kích thích gây đau bụng từng cơn trên rốn.
Triệu chứng thường gặp khi bị đau bụng từng cơn trên rốn
- Khó chịu, đau rát vùng bụng trên: Triệu chứng rõ nhất mà thường gặp là khi ợ hơi mà có cảm giác mùi chua xông lên, dạ dày nóng rát. Đặc biệt, triệu chứng này sẽ thể hiện rõ nhất ngay sau khi ăn. Vì khi này, dạ dày hoạt động để tiêu hóa thức ăn, nhưng do thành dạ dày bị tổn thương nên khiến axit hoạt động mạnh và bị đẩy ngược lên thực quản.

Biểu hiện khi đau bụng từng cơn trên rốn
- Buồn nôn, nôn: Khi đói thì bị nôn khan, khi ăn no thì sẽ bị nôn ngay sau khi vừa ăn xong. Trong bụng luôn luôn cảm thấy khó chịu, không thể dung nạp thực phẩm để tiêu hóa
- Cơ thể mệt mỏi, suy nhược, chán ăn: Khị dạ dày bị tổn thương, dịch vị không được tiết ra, khiến miệng cảm giác lúc nào cũng đắng ngắt như vừa ngậm kẹo đắng. Khi vị giác không còn bình thường, ăn gì cũng thấy không ngon, không có cảm giác muốn ăn tiếp. Lâu dần khiến cơ thể suy nhược do không được dung nạp dinh dưỡng vì dạ dày bị tổn thương, ăn vào là sẽ đau bụng. Các giác chán ăn, thậm chí sợ ăn cứ thế xuất hiện và kéo dài.
- Đầy bụng, ợ chua, ợ nóng: chúng ta thấy tình trạng đầy bụng, khó chịu ngay cả khi không ăn, uống nước lọc cũng bị ợ chua. Đây là triệu chứng cần được quan tâm vì nó có thể liên quan đến bệnh đau dạ dày.
Một số bệnh có thể gặp phải do đau bụng từng cơn trên rốn
Các triệu chứng và dấu hiệu đau bụng từng cơn trên rốn đôi lúc chỉ là dấu hiệu cấp tính, xuất hiện trong thời gian ngắn xong triệt tiêu lúc nào không rõ. Nhưng có những trường hợp lại xuất hiện các cơn đau bụng âm ỉ trong thời gian vài giờ thậm chí vài ngày vẫn không thấy dứt. Do đó, khi đau bụng từng cơn kéo dài thì chúng ta thường chuẩn đoán mắc phải một số bệnh như:

Một số bệnh gây đau bụng từng cơn trên rốn
- Các bệnh liên quan đến dạ dày: đau dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày, hay ung thư dạ dày. Hiện tượng đau bụng vùng thượng vị kéo dài kèm theo các dấu hiệu như ợ hơi, ợ chua, bụng khó chịu, ăn không ngon, sức khỏe suy giảm nhanh chóng.
- Các bệnh liên quan đến đại tràng: lồng ruột, túi thừa đại tràng, hội chứng ruột kích thích, viêm đại tràng, ung thư đại tràng. Thường xuyên gặp tình trạng chướng bụng, đầy hơi, bị đi táo hoặc đi thành nhiều lần. Lúc đau quặn thành cơn, lúc thì đau âm ỉ trong vài ngày.
- Các bệnh về gan mật: giun chui ống mật, viêm túi mật, áp xe gan, viêm gan, ung thư gan. Xuất hiện những cơn đau nhói từng cơn trên rốn, khi ngắn khi dài.
- Bệnh lý khác: ung thư tụy, viêm tụy cấp, tắc mạch lách, …
Cách phòng tránh và chữa trị khi đau bụng từng cơn trên rốn
Trước tiên, chúng ta cần xác định được nguyên nhân gây đau bụng từng cơn trên rốn là do sinh lý hay bệnh lý. Để xác định chính xác thì cần tới cơ sở y tế để tiến hành khám và xét nghiệm, khi có kết luận chính thức về nguyên nhân và bệnh gặp phải thì điều trị theo pháp đồ của bác sĩ.
Cần tự theo dõi các cơn đau bụng khi xuất hiện, có khi bị tiêu chảy thì nên sử dụng một số bài thuốc dân gia như ăn búp ổi xanh, uống mật ong pha nước ấm, uống nước lá bạc hà xay với gừng, hoặc thoa dầu gió. Nếu đã sử dụng các biện pháp trên kết hợp chườm nóng để làm ấm bụng mà cơn đau vẫn không thuyên giảm thì cần nhập viện ngay.

Đau bụng từng cơn trên rốn cần làm gì để cải thiện
Xây dựng chế độ ăn khoa học, ăn chín uống sôi, sử dụng thực phẩm đảm bảo rõ ràng về nguồn gốc xuất xứ và an toàn vệ sinh thực phẩm. Tránh ăn những thực phẩm quá cay, quá nóng, quá chua trong thời gian dài và tần xuất dày. Cũng nên hạn chế sử dụng đồ ăn nhanh, đồ chiên nhiều dầu mỡ, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu bia, nước ngọt có ga và thuốc lá để đảm bảo sức khỏe của bạn được ổn định.
Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để tăng cường sức để kháng cho cơ thể. Cân bằng cuộc sống để giảm căng thẳng, giúp não bộ không bị quá tải, tránh hiện tượng mất ngủ, khó ngủ có ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe. Khi tinh thần được khỏe mạnh thì các hoạt động của cơ thể cũng được tiếp sức.