Dư acid dạ dày thường gây sự khó chịu trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến ung thư dạ dày, gây nguy hiểm tính mạng. Bệnh nhân thường bỏ qua nhiều triệu chứng dẫn đến việc tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn, thậm chí có thể cần phải phẫu thuật và chịu nhiều đau đớn.
Mục lục
Dư acid dạ dày – khởi nguồn của cơn đau không dứt
Dư acid dạ dày là gì?
Trong dạ dày con người có một lượng acid Clohydric nhất định, lượng acid này có thể hòa tan nhiều loại khoáng chất và xúc tác phân hủy Protein, Gluxit trong quá trình tiêu hóa thức ăn. Nồng độ bình thường của Clohydric có trong dạ dày thường dao động từ 0,0001 – 0,001 mol/L, tương ứng với độ pH là 4 và 3.

Dư acid dạ dày là dấu hiệu đầu tiên gây ra viêm loét dạ dày, thậm chí là ung thư dạ dày
Clohydric không phải là một dạng enzym tiêu hóa, nó có nhiều chức năng hơn thế do khả năng làm tăng hoạt tính của Pepsin trong cơ thể. Clohydric tạo môi trường pH phù hợp nhất cho Pepsin hoạt động sau khi hoạt hóa Pepsinogen thành Pensin. Nó nhanh chóng phá vỡ mô liên kết xung quanh để Pepsin phân giải Protid và phối hợp tiêu hóa Protid cùng với Pepsin.
Bên cạnh đó, Acid Clohydric có trong dạ dày còn góp phần vào cơ chế đóng mở tâm và môn vị trong cơ thể. Đồng thời còn hỗ trợ cho sự thủy phân Cellulose có trong rau non. Nói cách khác, acid Clohydric là tác nhân quan trọng nhất trong quá trình tiêu hóa, giúp cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng ở trạng thái tốt nhất.
Acid Clohydric và bệnh trạng dư acid dạ dày
Mặc dù mang lại nhiều lợi ích và góp phần quan trọng trong quá trình tiêu hóa thức ăn, nhưng Acid Clohydric cũng là một con dao hai lưỡi. Trong trường hợp niêm mạc dạ dày gặp tình trạng giảm kháng acid, hoặc sự bài tiết acid Clohydric tăng lên đột ngột có thể gây ra hiện tượng niêm mạc dạ dày bị tổn thương. Nếu hiện tượng này kéo dài có thể gây ra viêm, loét dạ dày cấp.

Thay đổi lối sống và chế độ dinh dưỡng để tránh tình trạng dư acid dạ dày
Khi nồng độ acid có trong dạy dày lớn hơn 0,001 mol/L, bệnh nhân sẽ có các triệu chứng ợ hơi, nóng bụng, sôi bụng…gây khó chịu. Đây được gọi là hiện tượng dư acid dạ dày. Khi phát hiện có những triệu chứng trên, người bệnh cần có sự điều trị thích hợp để dung hòa acid đang gia tăng trong dạ dày. Nếu để tình trạng dư acid dạ dày kéo dài có thể dẫn tới hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản, hay nặng hơn là gây viêm, loét dạ dày.
Ợ hơi, ợ chua, có cảm giác nóng rát vùng cổ họng hoặc cảm giác thức ăn bị mắc kẹt hay trào ngược lại ra miệng, khi ngủ bị khó thở và cảm giác bị đè nặng vùng ngực là những triệu chứng điển hình nhất của tình trạng dư acid dạ dày.
Nguyên nhân gây dư acid dạ dày và cách giảm dư acid dạ dày
Nguyên nhân chủ yếu gây dư acid dạ dày
Acid Clohydric có trong dạ dày sẽ không tăng tiết đột biến nếu cơ thể hoàn toàn khỏe mạnh. Dưới đây là một số nguyên nhân chủ yếu gây dư acid dạ dày:
Để dạ dày tiếp xúc với quá nhiều chất kích thích: Các chất kích thích mạnh, nhất là rượu và bia là nguyên nhân gây tăng tiết acid Clohydric. Các chất kích thích có trong rượu bia làm tăng nguy cơ gây tổn thương cho niêm mạc dạ dày. Trong rượu bia có nhiều chất ức chế sự tạo thành chất nhầy của niêm mạc, đồng thời kích thích acid dịch vị tiết ra nhiều hơn. Trong trường hợp uống quá nhiều còn có khả năng cao gây tổn thương, viêm loét dạ dày. Trong trường hợp nặng, uống rượu bia trong quá trình điều trị bệnh liên quan tới dạ dày thậm chí sẽ gây tổn thương nặng ổ viêm, làm thủng dạ dày hoặc gây biến chứng đặc biệt nghiêm trọng là gây ung thư dạ dày.
Chế độ dinh dưỡng không điều độ như ăn quá nhiều đồ cay, mặn, nhiều dầu mỡ…hay ăn uống thất thường cũng là một trong nguyên nhân gây dư acid dạ dày.
Sống trong môi trường căng thẳng kéo dài hoặc mất ngủ, thiếu ngủ thường xuyên cũng gây tăng tiết dịch vị, khiến dư acid dạ dày.
Giảm tăng tiết và dư acid dạ dày bằng nguyên liệu thực phẩm tại nhà
Trong nhiều trường hợp, các thực phẩm lành tính có thể hỗ trợ giảm tăng tiết và bớt sự khó chịu của tình trạng dư acid dạ dày. Với các tình trạng dư acid dạ dày nhẹ, người bệnh có thể sử dụng một số loại thực phẩm như sữa; yến mạch; nha đam; salad tươi; các loại sinh tố có màu xanh sậm hoặc dầu oliu có sẵn để giảm cơn khó chịu.

Rau xanh và sinh tố từ rau xanh hoặc các loại trái cây có màu xanh đậm đặc, là phương pháp điều trị và hỗ trợ giảm cơn đau từ dư acid dạ dày hiệu quả nhất
Sử dụng nhiều loại thực phẩm kể trên cùng với thịt gà (không chiên) còn có thể hỗ trợ việc điều trị bệnh tăng dịch vị, dư acid dạ dày.
Điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng hàng ngày cũng giúp chống – ngừa và giảm dư acid dạ dày. Tránh xa các chất kích thích như rượu bia, ăn nhiều rau xanh và uống sinh tố, sử dụng các loại thịt ít gây tăng acid trong dạ dày là phương pháp hữu hiệu nhất để tránh tình trạng khó chịu do dư acid dạ dày gây ra.
Thay đổi lối sống điều độ, giảm tải công việc và giải quyết các căng thẳng tồn đọng cũng giúp làm giảm dư acid dạ dày hiệu quả. Tránh làm việc quá độ và thức quá khuya cũng giúp tránh tình trạng dư acid dạ dày.
Các loại thuốc giảm dư acid dạ dày
Acid Clohydric có trong dạ dày được bài tiết dưới dạng H+ và Cl- bởi tế bào viền. Lúc này, tế bào viền vận chuyển tích cực H+ vào trong dịch vị nhằm trao đổi với K+ dưới tác dụng của enzym H+-K+ATPase.

Sử dụng thuốc giảm dư acid dạ dày theo chỉ định của bác sĩ
Dựa trên cơ chế đó, các loại thuốc ức chế enzym H+-K+ATPase thường được dùng để giảm dư acid dạ dày trong trường hợp bệnh nhân cần đến. Các thuốc giảm dư acid dạ dày này còn được gọi là thuốc ức chế bơm proton.
Pantoprazole, Omeprazole và Lansoprazole là ba loại thuốc cơ bản trong việc giảm dư acid dạ dày hiệu quả.
Pantoprazole là thuốc giảm dư acid dạ dày đặc hiệu với tác dụng ức chế và không hồi phục bơm proton. Loại thuốc này có hiệu quả cao trong việc giúp các vết loét trên niêm mạc dạ dày lành nhanh chóng. Ngoài tác dụng là thuốc giảm dư acid dạ dày, Pantoprazole còn có thể sử dụng phối hợp trong việc diệt vi khuẩn HP.
Omeprazole cũng là một trong những loại thuốc giảm dư acid dạ dày thường được chỉ định. Thuốc có tác dụng ức chế đặc hiệu hóa quá trình tiết acid và ức chế bơm proton. Điều này giúp quá trình hồi phục vết loét niêm mạc diễn ra nhanh hơn.
Khác với hai loại thuốc trên, Lansoprazole thường được dùng kết hợp với kháng sinh như Clarithromycin hay Amoxicilin để đặc trị vi khuẩn HP dạ dày. Thuốc thường được chỉ định tùy theo phác đồ điều trị, dao động từ 10 đến 14 ngày.
Nguồn tham khảo:
http://camnangsuckhoe.org/du-axit-da-day-la-gi-nguyen-nhan-trieu-chung-cach-khac-phuc/
http://hoachatcoban.com.vn/tin-tuc/tac-dung-cua-axit-hcl-voi-da-day.html
https://anninhthudo.vn/rao-vat/cach-giam-du-axit-da-day-hieu-qua/770511.antd
http://dactridaday.com/thuoc-khang-acid-giam-tiet-axit-va-trung-hoa-axit-da-day/