Tăng tiết acid dịch vị là một trong những nguyên nhân chủ chốt gây ra hầu hết các căn bệnh về dạ dày. Và đôi khi các loại thuốc Tây y lại mang đến nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Vì vậy bên cạnh những phác đồ điều trị Tây y, các bệnh nhân dạ dày có thể tham khảo thêm về 3 loại lá thiên nhiên có thể hỗ trợ điều trị bệnh dạ dày tốt hơn.
Mục lục
Tăng tiết acid dịch vị và những hiểm họa khôn lường
Tăng tiết acid dịch vị là nguyên nhân khởi điểm của nhiều căn bệnh dạ dày nguy hiểm. Từ việc không cân bằng độ acid có trong dạ dày, mà người bệnh có thể mắc nhiều triệu chứng khó chịu như ợ nóng, ợ chua, trào ngược dạ dày, nóng rát thượng vị…thậm chí còn có thể tăng nặng hơn khi niêm mạc bị tổn thương với các bệnh trạng viêm – loét dạ dày, thủng dạ dày hay tệ nhất là ung thư dạ dày.
Bệnh tật là điều không ai mong muốn, vì vậy các bệnh nhân khi mắc bệnh dạ dày cần theo sát sự hướng dẫn của bác sĩ. Ba loại lá cây dưới đây có thể hỗ trợ quá trình giảm dư acid dạ dày và điều trị tăng tiết acid dịch vị, tuy nhiên trước khi sử dụng cần tham khảo ý kiến bác sĩ để đạt được hiệu quả cao nhất.
Sưng, viêm niêm mạc dạ dày do tăng tiết acid dịch vị: điều trị ngay bằng lá mơ lông
Lá mơ lông hay còn gọi là ngưu bì đống, khau tất ma, mơ tròn, mơ tam thể…trong Đông y có tính mát, dùng giải nhiệt, tẩy giun, tiêu thực, sát khuẩn, giải độc…chủ yếu thường được các lương y Đông y khuyến dụng trong việc điều trị các bệnh về đường tiêu hóa.

Lá mơ non không chỉ được sử dụng trong những món ăn ngon, mà còn được dùng để chữa bệnh dạ dày nhờ tính sát khuẩn cao
Trong Y học cổ truyền, lá mơ lông còn được sử dụng để điều trị các vấn đề tiêu hóa, và được khuyên dùng để tăng cường sức khỏe tiêu hóa, đặc biệt là căn bệnh viêm đại tràng. Với bệnh đau dạ dày, y học cổ truyền có bài thuốc lấy từ 20-30 gr lá mơ lông rửa sạch rồi giã nát lấy nước uống mỗi ngày một lần trong vòng 2-3 tháng. Ngoài ra, còn có bài thuốc chống viêm loét bằng lá mơ lông với việc nghiền nát lá mơ lông vắt lấy nước, chia làm 2-3 lần uống trong ngày. Trong trường hợp bị đau nhức xương khớp và đau dạ dày, có thể đun 15-60gr lá tươi với 3 bát nước sạch, lọc lại rồi hòa chung với nước trái cây dùng mỗi ngày một lần.
Ngoài việc dùng điều trị các căn bệnh liên quan tới dạ dày và tiêu hóa, lá mơ lông còn được sử dụng trong việc chữa các chứng bệnh phong thấp, đau bụng, kiết lỵ, suy dinh dưỡng, trúng độc hoặc mọc mụn nhọt, khí hư…
Trầu không làm thuốc, chữa tăng tiết acid dịch vị nhanh chóng
Dựa trên các nghiên cứu khoa học cho thấy trong 100gr lá trầu không chứa đến hơn 2.4% tinh dầu. Trong lá trầu không chứa nhiều thành phần kháng khuẩn, kháng sinh, ức chế nhiều chủng vi khuẩn nguy hiểm, đồng thời còn có tác dụng kháng mạnh với nhiều chủng loại nấm như: Eugenol, chavicol, chavibetol, Estragol…Với công dụng kháng khuẩn mạnh và chứa nhiều chất tiệt trùng hiệu quả, lá trầu không thường được sử dụng để điều trị trong các loại bệnh về răng miệng, xương khớp hoặc dạ dày.

Lá trầu không mang các chất sát khuẩn và chống oxy hóa cao, từng được ông bà sử dụng để bảo vệ sức khỏe còn có thể giúp điều trị các bệnh về dạ dày
Theo Y học cổ truyền, lá trầu không có vị cay nồng, mùi thơm hắc, có nhiều tác dụng chữa bệnh như trừ phong, sát trùng, tiêu viêm, kháng khuẩn. Đặc biệt, lá trầu không còn là một trong những vị thuốc điều trị và kiểm soát chứng trào ngược dạ dày thực quản cực kỳ hiệu quả. Với tác dụng kháng khuẩn cao tương đương với liều lượng có trong CumarGold Fast, lá trầu không và CumarGold Fast mang lại nhiều lợi ích và tác dụng cao trong quá trình điều trị viêm loét dạ dày, giúp hệ thống tiêu hóa chống lại các vi khuẩn HP có hại và giúp niêm mạc dạ dày bị tổn thương phục hồi nhanh chóng.
Không chỉ giúp ngăn ngừa các triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản, lá trầu không còn chứa nhiều chất poly-phenol giúp ngăn ngừa và chống lại những sự tấn công từ các loại mầm bệnh. Lượng poly-phenol này còn giúp giảm đau cho các vết sưng tấy, viêm nhiễm vô cùng hiệu quả.
Viêm loét dạ dày do tăng tiết acid dịch vị: điều trị với lá tía tô
Theo Đông y, tía tô có tính ấm, vị cay và nhiều tinh dầu. Tía tô chứa hàm lượng các chất kháng khuẩn và diệt khuẩn cao. Tuy nhiên, tía tô hoàn toàn không gây nóng vì bên trong loại thực vật này có chứa nhiều chất xơ rất tốt cho cơ thể.

Lá tía tô trong Đông y vốn là loại dược liệu thiên nhiên quý giá
Với việc chứa nhiều tanin và Glucosid, tía tô có tác dụng chống viêm cao và nhanh chóng làm vết loét niêm mạc dạ dày phục hồi. Tía tô là một trong những loại thực phẩm hữu dụng trong việc hỗ trợ điều trị các căn bệnh về dạ dày.
Các ứng dụng từ tía tô không chỉ dừng lại ở việc làm món ăn thêm ngon miệng. Sắc nước tía tô uống có thể giúp giảm dịch vị dạ dày xuống mức bình thường, đồng thời giảm đau cho bệnh nhân mắc bệnh dạ dày. Bên cạnh đó, tía tô còn giúp bệnh nhân ăn ngon, ngủ sâu hơn.
Tuy nhiên, dùng quá nhiều tía tô cũng không hẳn là sẽ tốt hơn. Các chuyên gia đã khuyến cáo rằng nếu bệnh nhân lạm dụng vị thuốc này quá nhiều và trong thời gian dài có thể khiến cơ thể mệt mỏi, giảm ngon miệng, thở nông, táo bón hoặc bị choáng váng…Bên cạnh đó, trong thời gian bị cảm mạo, cảm nóng không nên sử dụng tía tô. Các loại dược liệu có thể trở thành độc dược nếu không sử dụng đúng cách. Vì thế khi lựa chọn sử dụng dược liệu thiên nhiên như lá vú sữa, lá tía tô hoặc lá trầu không, bệnh nhân mắc các bệnh liên quan tới dạ dày cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ và làm theo hướng dẫn từ những người có chuyên môn y khoa.
Bên cạnh việc sử dụng các loại lá thuốc thiên nhiên để hỗ trợ điều trị các căn bệnh liên quan đến dạ dày, người bệnh cũng không nên bỏ qua các khuyến nghị từ bác sĩ và nên theo sát phác đồ điều trị được bác sĩ đưa ra. Các loại dược liệu trên khi sử dụng cũng cần có sự đồng ý từ bác sĩ trước khi sử dụng.
Nguồn tham khảo:
http://soha.vn/cong-dung-chua-benh-tuyet-voi-cua-la-mo-long-20161001102906162.htm
https://www.msn.com/vi-vn/lifestyle/lifestylenews/5-loại-lá-cây-chữa-bệnh-dạ-dày-an-toàn-tốt-hơn-uống-thuốc-tây/ar-BBL4sGe
http://soyte.phuyen.gov.vn/wps/portal/soyte/Home/page/tin-tuc/thu-vien-y-hoc/y-hoc-co-truyen-cong-dung-cua-la-trau
http://soha.vn/kham-pha-10-cong-dung-chua-benh-cua-la-trau-khong-20161211081253926.htm