Viêm loét dạ dày – tá tràng là khi lớp niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng bị sung huyết, có loét, đau do axit và pepsin kích thích, gây ra tình trạng đau dạ dày, tá tràng. Bệnh biểu hiện dưới dạng cấp hoặc mãn tính. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng loét dạ dày không nên bỏ qua để điều trị bệnh hiệu quả nhất.
Mục lục
Căng thẳng thần kinh (stress)
Những người thường xuyên bị căng thẳng thần kinh sẽ có nguy cơ mắc bệnh về dạ dày cao hơn. Khi bị căng thẳng sẽ làm tăng yếu tố tấn công niêm mạc dạ dày, làm cho axit HCl tăng cao, làm giảm hệ miễn dịch của cơ thể. Tăng nguy cơ mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng.
Một số trường hợp bệnh nhân mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng do căng thẳng, sau khi hết căng thẳng triệu chứng bệnh sẽ giảm. Nhưng nếu để tình trạng kéo dài chắc chắn sẽ khiến người bệnh dễ mắc bệnh loét dạ dày.
*** Click xem ngay báo động nguy cơ viêm loét dạ dày cấp tính do làm việc quá nguy hiểm sẽ giúp bạn phòng tránh bệnh hiệu quả.
Vi khuẩn Helicobacter pylori (Vi khuẩn Hp)
Vi khuẩn Hp là một trong những tác nhân gây ảnh hưởng trực tiếp đến bệnh viêm loét dạ dày. Loại vi khuẩn này sau khi xâm nhập vào cơ thể sẽ chui vào lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày.
Tại đây, vi khuẩn Hp sẽ tiết ra một số chất làm kích thích dạ dày tiết ra axit nhiều hơn mức bình thường, những loại axit dư thừa gây tổn thương cho lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày, gây bệnh viêm loét dạ dày. Vi khuẩn Hp còn có khả năng lây truyền từ người này sang người khác do dùng chung dụng cụ ăn uống sinh hoạt.
Chế độ ăn uống không hợp lý
Chế độ ăn uống ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, đặc biệt với dạ dày. Thói quen vừa ăn, vừa xem ti vi hay chơi điện thoại, thường xuyên ăn đêm, ăn quá no hoặc quá đói sẽ làm cho dạ dày làm việc quá sức, gây tình trạng đầy hơi, khó tiêu.
*** Đừng bỏ qua triệu chứng, chẩn đoán phác đồ điều trị bệnh loét dạ dày để trị bệnh tốt nhất.
Bên cạnh đó còn làm dạ dày tiết dịch axit nhiều hơn làm ăn mòn niêm mạc dạ dày, lâu dần dẫn đến viêm loét dạ dày, tá tràng và gây ra các bệnh về đường tiêu hóa.
Sử dụng nhiều thuốc kháng viêm không chứa Steroid
Khi sử dụng nhiều thuốc kháng viêm không chứa Steroid thường xuyên sẽ làm tăng nguy cơ bị viêm dạ dày cấp hoặc mãn tính, loại thuốc này thường có trong các loại thuốc giảm đau. Không chỉ gây hại cho dạ dày, thuốc này còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường tim mạch.
Rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích
Trong thuốc lá có rất nhiều chất độc hại, trong đó có chất nicotin gây kích thích cơ chế tiết ra nhiều cortisol – tác nhân chính làm tăng nguy cơ viêm loét dạ dày. Các loại đồ uống chứa cồn như bia rượu… tác động gây ức chế tạo thành chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày. Mặt khác rượu bia còn kích thích tiết ra nhiều axit dịch vụ có thể làm tăng khả năng gây tổn thương niêm mạc dạ dày, lâu dài cũng dẫn đến viêm loét dạ dày tá tràng và những bệnh lý nguy hiểm khác ở gan và thận.
*** Bạn không thể không xem những biến chứng viêm loét dạ dày nguy hiểm như thế nào để phòng tránh bệnh tốt nhất.
Đối với những bệnh nhân bị loét dạ dày, tá tràng, chế độ ăn uống đóng một phần vô cùng quan trọng trong điều trị bệnh và một chế độ ăn đúng cách cũng góp phần tích cực vào kết quả điều trị. Cần tránh ăn những loại thức ăn, đồ uống kích thích như: rượu, các chất gia vị như ớt, hạt tiêu… các loại đồ uống có nhiều chất chua, không hút thuốc lá, thuốc lào,…
Trên đây là những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng viêm loét dạ dày mà bạn cần tránh để không bị mắc phải căn bệnh nguy hiểm này.