Giảm dư acid dạ dày là lời khuyên thường dùng nhất từ bác sĩ đến với bệnh nhân mắc các chứng bệnh liên quan tới dạ dày.
Mục lục
Acid dạ dày liên quan gì tới các chứng bệnh dạ dày và tại sao phải giảm dư acid dạ dày
Acid dạ dày là một trong những yếu tố tối quan trọng trong việc tiêu hóa thức ăn và giúp cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng dễ dàng hơn. Tuy nhiên, acid dạ dày cũng là con dao hai lưỡi khi nồng độ acid trong dạ dày bị giảm quá nhiều hoặc tăng tiết quá nhiều cũng sẽ gây ra nhiều vấn đề bệnh trạng nguy cấp.
Acid dạ dày liên quan gì tới các chứng bệnh dạ dày
Acid dạ dày là tập hợp những dịch tiết có bên trong dạ dày. Những dịch tiết này được tiết ra bởi lớp niêm mạc của dạ dày. Acid dạ dày chỉ chiếm khoảng 5% tổng khối lượng dịch vị có bên trong dạ dày. Tuy nhiên, nó lại là thành phần quan trọng trong việc giúp tiêu hóa thức ăn.

Ợ chua, ợ hơi, đau rát thượng vị…là những triệu chứng khó chịu do dư acid dạ dày gây ra
Acid dạ dày bao gồm sự kết hợp giữa pepsin, yếu tố nội và acid clohydric (HCl). Trong đó, acid Clohydric góp phần hoạt hóa pepsin và hỗ trợ chu trình bơm proton. Dịch vị dạ dày rất quan trọng trong việc tiêu hóa thức ăn và acid dạ dày là những yếu tố thực hiện chu trình đó. Chính vì vậy, nếu nồng độ pH của acid có trong dạ dày bị thay đổi, thì điều này cũng ảnh hưởng trực tiếp tới niêm mạc dạ dày và sức khỏe.
Tại sao phải giảm dư acid dạ dày
Ở điều kiện hoàn hảo, acid Clohydric có trong dạ dày sẽ có nồng độ khoảng từ 0,0001 – 0,001 mol/l (có độ pH tương ứng là 4 và 3). Nếu nồng độ này bị thay đổi, gia tăng quá cao sẽ gây ra tổn thương cho lớp niêm mạc dạ dày, từ đó khiến niêm mạc bị yếu đi, gây ra nhiều trường hợp loét dạ dày hay thậm chí là thủng dạ dày. Về căn bản, lượng acid có trong dạ dày nếu bị dư thừa hoặc thiếu đều sẽ gây ra nhiều nguy cơ mắc bệnh liên quan tới dạ dày.

Nếu để tình trạng dư acid dạ dày kéo dài có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm
Nếu nồng độ acid có trong dạ dày bị giảm xuống, người bệnh sẽ dễ bị đầy hơi, khó tiêu. Thậm chí nếu để lượng acid có trong dạ dày quá thấp trong thời gian dài, còn có thể tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn gây hại sinh sôi. Thậm chí còn gây ra bệnh ung thư.
Thế nhưng, việc giảm nồng độ acid trong dạ dày còn chưa thực sự gây nhiều biến chứng như việc gia tăng nồng độ acid trong dạ dày. Khi acid trong dạ dày bị dư thừa, sẽ rất dễ mắc các bệnh ợ chua, đau dạ dày, đắng miệng hoặc viêm-loét dạ dày… Khi acid ăn mòn cơ thể, ngoài việc mắc các bệnh về dạ dày, người ta còn có thể mắc các bệnh mạn tính như gout, sỏi thận, béo phì, hay thậm chí là ung thư.
Vấn đề chính là việc dư acid dạ dày thường xuyên xảy ra do nhiều nguyên nhân về chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng, do thế việc giảm dư acid dạ dày là điều cực kỳ cần lưu ý.
Nguyên nhân, triệu chứng và cách giảm dư acid dạ dày
Nguyên nhân chủ yếu gây ra dư acid dạ dày là từ thói quen sinh hoạt và dinh dưỡng của mỗi người. Việc dư acid trong dạ dày cũng thường xuyên diễn ra và có thể điều trị nhanh chóng trong giai đoạn đầu. Như bác sĩ Trưởng khoa Tiêu Hóa, Bệnh viện Quân Y 354, Hà Nội cho biết: “Dư acid trong dạ dày vốn là căn bệnh không quá nguy hiểm nếu được điều trị kịp thời. Thế nhưng bệnh trạng sẽ có nguy cơ cao hơn nếu người bệnh không điều trị sớm, kéo dài bệnh trạng và khiến gia tăng việc chuyển sang giai đoạn viêm loét, xuất huyết dạ dày…”.
Triệu chứng và cách giảm dư acid dạ dày
Các triệu chứng thường thấy được gắn liền với tình trạng và nồng độ acid có trong dạ dày:

Bảo vệ dạ dày trước những căn bệnh nguy hiểm từ việc ngăn chặn tình trạng dư acid dạ dày
Khi acid dạ dày thấp, người bệnh thường có các triệu chứng như đầy hơi, ợ hơi, buồn nôn và nôn. Khi acid dạ dày tăng cao, sẽ thường có các triệu chứng như:
Hyperchlorhydria hay tăng tiết dư thừa acid dạ dày: là khi dịch vị da dày tăng tiết cao hơn bình thường hoặc độ pH của dịch tiết dạ dày thấp hơn bình thường. Từ đó làm dịch vị dạ dày có tính axit hơn. Triệu chứng của tăng tiết acid dạ dày thường là ợ chua, ợ nóng, nóng rát thượng vị, đau xót ruột…dễ dẫn đến viêm loét dạ dày hoặc khiến cơ thể kém hấp thu dinh dưỡng.
GERD hay trào ngược dạ dày là hiện tượng acid dạ dày trào ngược lên thực quản. Nghiêm trọng hơn, acid dạ dày có thể trào ngược lên tới cổ họng. Nguyên nhân gây ra GERD là do sự tăng tiết acid hoặc vấn đề vè cơ vòng thực quản. Việc trào ngược acid hay trào ngược dạ dày thường có các triệu chứng như ợ chua, xót và đau thực quản, đau rát thượng vị, viêm họng và thanh quản, loét thực quản…
Chính vì thế, các bệnh liên quan tới dạ dày hầu hết đều có sự tương quan với nồng độ acid có bên trong dạ dày. Với các trường hợp dư acid dạ dày, bác sĩ thường đưa ra một số khuyến nghị về việc giảm dư acid dạ dày.
Về dinh dưỡng:
- Giảm hoặc ngưng sử dụng các loại thức uống có gas hoặc chứa nhiều tính acid như họ nhà quýt. Các loại thức uống mang chất kích thích cao như rượu, bia hoặc cà phê cũng cần gia giảm.

Sử dụng nhiều loại trái cây mang tính mát như đu đủ có thể giúp giảm dư acid dạ dày hiệu quả
- Không uống nước trong khi ăn. Vì nếu uống nước trong lúc ăn, nước sẽ làm loãng acid có trong dạ dày, từ đó khiến niêm mạc dạ dày quen với việc tăng tiết acid. Thay vào đó, có thể sử dụng một ly nước ấm vào buổi sáng để giảm acid và làm sạch ruột. Đồng thời nếu đang bị dư acid dạ dày, cũng có thể uống nhiều nước hơn sau khi ăn để làm giảm dư acid dạ dày.
- Hạn chế sử dụng đồ ăn quá cay hoặc quá chua. Nên sử dụng gừng vào trong các món ăn hoặc uống trà gừng, ăn mứt gừng…để giảm dư acid dạ dày hiệu quả.
- Nên sử dụng nhiều loại rau củ có màu xanh đậm, ăn nhiều trái cây có tính mát như nước dừa hoặc dưa hấu, đu đủ…
- Tránh nhịn đói quá lâu, hoặc không ăn đúng bữa vì điều này sẽ khiến dạ dày tăng tiết và tồn đọng acid trong dạ dày.
Về chế độ sinh hoạt
Chế độ sinh hoạt lành mạnh chiếm một phần quan trọng trong việc giảm dư acid dạ dày. Và hơn cả thế, cơ thể bạn phụ thuộc rất nhiều vào chế độ sinh hoạt.
- Tránh hút thuốc và sử dụng các chất kích thích quá nhiều. Các chất kích thích có thể gây ảnh hưởng không chỉ đến niêm mạc dạ dày gây tăng tiết acid mà còn khiến cơ thể bị giảm miễn dịch, suy yếu sức đề kháng dẫn đến tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan.
- Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý. Rất nhiều trường hợp mắc bệnh liên quan tới dạ dày có nguyên nhân xuất phát từ sự căng thẳng tâm thần. Sống trong môi trường có quá nhiều áp lực khiến cho tinh thần không thoải mái cũng gây ra sự kích thích niêm mạc dạ dày tăng tiết acid. Nếu nguyên nhân được chẩn đoán là do căng thẳng tinh thần, người bệnh cần có sự điều chỉnh lại công việc hoặc gia giảm áp lực học tập, làm việc, thông qua đó giúp giảm dư acid dạ dày hiệu quả.
- Có một chế độ rèn luyện cơ thể phù hợp sẽ giúp giảm dư acid dạ dày cực kỳ nhanh chóng và hiệu quả. Không chỉ thế, việc rèn luyện cơ thể còn giúp cho hệ miễn dịch được tăng cao và gia tăng sức đề kháng, giúp cơ thể chống chịu lại với nhiều loại bệnh.
Về liệu trình điều trị bệnh dạ dày
Nếu đang trong quá trình điều trị các bệnh liên quan đến dạ dày, ngoài việc điều chỉnh chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng, cũng cần lưu ý đến liệu trình điều trị và các loại thuốc hỗ trợ điều trị.
- Thăm khám để chẩn đoán nguyên nhân chính xác, đồng thời theo sát sự hướng dẫn của bác sĩ trong quá trình điều trị.
- Sử dụng các loại thuốc được khuyến nghị khuyên dùng và có sự đảm bảo cao như CumarGold Fast.
- Không tự ý điều trị giảm dư acid dạ dày theo phương pháp dân gian chưa được kiểm chứng khoa học.
- Không tự ý ngưng liệu trình điều trị dễ dẫn tới biến chứng nguy hiểm.
Nguồn tham khảo:
https://sites.google.com/site/ddvask/Digital-Applications
https://news.zing.vn/du-thua-axit-de-viem-loet-da-day-ta-trang-post472555.html