Axit dịch vị là thành phần không thể thiếu trong dạ dày của con người, giúp phân hủy thức ăn duy trì sự sống. Thế nhưng khi dạ dày chúng ta tiết ra chúng quá nhiều dẫn đến hiện tượng tăng axit dịch vị dạ dày thì đã đến lúc chúng ta nên chú ý nhiều hơn đến sức khỏe của chiếc dạ dày
Mục lục
- 1 Dịch vị và hiện tượng tăng axit dịch vị dạ dày là gì?
- 2 Nguyên nhân và triệu chứng của hiện tượng tăng tiết axit dạ dày
- 3 Triệu chứng của tăng axit dạ dày thường gặp
- 4 Điều trị tăng axit dạ dày như thế nào?
- 5 Thuốc trung hòa axit dạ dày
- 6 Thuốc chữa đau dạ dày do loét
- 7 Chế độ sinh hoạt khỏe mạnh
- 8 Nguồn tham khảo
Dịch vị và hiện tượng tăng axit dịch vị dạ dày là gì?
Dịch vị là gì
Dịch vị là một hỗn hợp các chất khác nhau bao gồm 99,5% nước và 0,5% chất khô do tuyến vị trong dạ này tiết ra. Nó bao gồm các thành phần như axit clohydric (HCl) và enzyme pepsin.

Bệnh sẽ làm bạn khó chịu và ảnh hưởng tới cuộc sống của bạn
Hỗn hợp này có chức năng phân hủy các thức ăn tiến vào dạ dày từ dạng protein ra giúp cơ thể hấp thu đầy đủ những dưỡng chất cần thiết, tiêu diệt các vi khuẩn có hại, đồng thời bọc thức ăn trong một loại chất nhầy giúp đưa đi trong các ống ruột dễ dàng hơn. Có thể nói, không có dịch vị thì con người không thể sống được bởi thức ăn không tự tan ra và thấm vào da thịt.
Hiện tượng tăng axit dịch vị ở dạ dày
Tuy có lợi và hữu ích như vậy nhưng nếu axit dịch vị được sản sinh ra quá nhiều trong dạ dày sẽ sinh ra hiện tượng đầy hơi, là biểu hiện đầu tiên của việc tăng axit dịch vị trong thành dạ dày. Nếu không điều trị sớm và để kéo dài, lượng axit dư thừa sẽ bắt đầu ăn mòn và phá hoại thành dạ dày, là nguy cơ hàng đầu dẫn đến những căn bệnh khó chữa như viêm dạ dày, xuất huyết dạ dày… Không chỉ thế, axit này cũng đồng thời làm giảm đề kháng của cơ thể và gia tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính lên đến 70%. . Hiện tượng này trông có vẻ không nguy hiểm và thường không được chú ý điều trị kịp thời, nhưng thực ra có thể dẫn đến những tác hại khó lường như viêm loét thành dạ dày, ung thư dạ dày…
Nguyên nhân và triệu chứng của hiện tượng tăng tiết axit dạ dày
Nguyên nhân tăng tiết axit dạ dày
Có năm nguyên nhân chính có thể kể đến:
- Sử dụng rượu bia quá mức: Đây chính là nguyên nhân hàng đầu lí giải cho việc cánh đàn ông có tỉ lệ mắc các bệnh viêm loét dạ dày cao gấp đôi phụ nữ. Uống rượu bia quá nhiều gây tổn thương niêm mạc dạ dày, ức chế tuyến vị khiến axit được sản xuất ra nhiều hơn. Sự ăn mòn xảy ra theo năm tháng không có hiện tượng chấm dứt sẽ dẫn đến thủng, viêm hoặc tệ nhất là ung thư dạ dày.
- Ăn các món ăn nhiều gia vị, quá cay: Một bộ phận dân số Việt Nam coi việc ăn cay là hiển nhiên, ớt là món không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày. Tuy vậy, việc ăn cay, ăn nhiều gia vị làm từ các chất hóa học thực tế cũng khiến dạ dày bị bào mòn nhiều hơn và axit tăng lên nhiều hơn.
- Thiếu ngủ, thần kinh căng thẳng: Với áp lực cuộc sống và công việc đè nặng lên, stress và thiếu ngủ đã trở thành hai hiện tượng gần như gắn liền với giới lao động, đặc biệt là ở thế hệ thanh niên. Không chỉ tác động đến tinh thần và não bộ, stress cũng khiến cho axit trong dạ dày được tiết ra nhiều hơn do sự rối loạn về chức năng sinh học.
- Ăn uống thất thường, bỏ bữa: Không thiếu những người đi học, đi làm ăn chỉ hai bữa một ngày và thường ăn lệch giờ cơm. Thói quen ăn uống có hại này không chỉ ảnh hưởng đến cơ thể mà còn ảnh hưởng đến lượng axit dịch vị tiết ra không đồng đều, quá nhiều hoặc quá ít.
Triệu chứng của tăng axit dạ dày thường gặp
Các triệu chứng của tăng axit dạ dày gồm:

Tăng axit dạ dày sẽ khiến cho người bệnh khó chị trong sinh hoạt hàng ngày
- Đầy hơi: Là hiện tượng lượng hơi tăng lên trong đường tiêu hóa. Khi đó bụng bị trướng to, căng tức, khó thở, cảm giác no sau mỗi khi ăn mặc dù ăn ít. Đây là một trong những triệu chứng nhẹ của tình trạng dư axit dạ dày, tuy không gây nguy hiểm nhưng làm cho người bệnh có cảm giác khó chịu.
- Ợ hơi: Khi dạ dày sản sinh ra quá nhiều axit trong dạ dày thì có thể dẫn đến tình trạng thừa khí trong dạ dày. Để giảm áp lực trong dạ dày, cơ thể phải đạo thải lượng khí này theo đường miệng gây nên ợ hơi.
- Ợ nóng: Là cảm giác nóng rát ở phần ngực dưới, đi kèm với vị chua, đắng ở vùng miệng và vùng hầu. Ợ nóng thường xảy ra sau khi ăn quá no hoặc khi nằm. Triệu chứng này có thể xảy ra trong vài phút đến vài giờ. Ợ nóng là một triệu chứng khác của tình trạng dư axit dạ dày, bạn có thể bị ợ nóng kèm theo triệu chứng khác như ợ chua.
- Loét dạ dày: Khi ở điều kiện bình thường, dạ dày sẽ có một lớp niêm mạc để bảo vệ chính nó khỏi axit dạ dày. Tuy nhiên khi dạ dày sản sinh quá nhiều axit, lớp niêm mạc này có thể bị phá hủy dẫn đến tình trạng loét dạ dày.
- Trào ngược axit: Là hiện tượng xảy ra khi axit dạ dày bị tràn ngược vào thực quản. Cơ thể càng có nhiều axit dư thừa trong dạ dày thì càng có nhiều nguy cơ bị trào ngược axit.
Điều trị tăng axit dạ dày như thế nào?
Các loại thuốc điều trị
Tuỳ thuộc vào nguyên nhân dẫn tới tăng axit dạ dày mà sẽ có những loại thuốc điều trị riêng. Để điều trị tăng axit dạ dày, bạn có thể dùng thuốc giảm hay trung hòa axit dạ dày, thuốc đau dạ dày, hoặc thuốc cơ vòng thực quản.
Thuốc trung hòa axit dạ dày
- Các loại thuốc không cần kê toa để chữa đầy hơi: Thuốc có chứa simethicone có khả năng giảm đau bằng cách loại bỏ hơi như Mylanta® và Gas-X®;
- Thuốc giảm tạo axit: Gọi là thuốc ức chế thụ thể H2, những thuốc này không cần kê toa và có chứa cimetidine (Tagamet HB®), famotidine (Pepcid AC®), nizatidine (Axid AR®) và ranitidine (Zantac 75®). Những loại thuốc mạnh hơn thì cần có toa để mua;
Thuốc ức chế proton giảm axit dạ dày bằng cách ngăn cản quá trình tạo axit và bơm axit có chứa: lansoprazole (Prevacid®) và omeprazole (Prilosec®).
Thuốc chữa đau dạ dày do loét
- Loét dạ dày thường do nhiễm khuẩn H. pylori. Bạn nên liên lạc với bác sĩ nếu nghi ngờ mình nhiễm vi khuẩn này sau khi đã thử các phương pháp khác mà vẫn không hết đau.

Thuốc điều trị sẽ giúp bạn trung hoà axit trong dạ dày
- Những thuốc sau có thể giúp giảm axit trong dạ dày:
- Thuốc kháng axit: Có tác dụng trung hòa axit dạ dày và giảm đau nhanh chóng. Các tác dụng phụ bao gồm táo bón hay tiêu chảy phụ thuộc vào thành phần chính của thuốc. Thuốc này chỉ làm giảm cơn đau chứ không làm lành vết loét;
- Thuốc kháng thụ thể Histamine (H2): Thuốc này làm giảm lượng axit bằng cách khóa thụ thể histamine ở dạ dày. Một vài loại thuốc có chứa các thành phần như ranitidine (Zantac®), famotidine (Pepcid®), cimetidine (Tagamet®) và nizatidine (Axid®);
- Thuốc ức chế bơm proton (PPIs): Giúp ngăn quá trình tạo axit thông qua việc ức chế bơm proton. Các loại thuốc này có chứa omeprazole (Prilosec®), lansoprazole (Prevacid®), rabeprazole (Aciphex®), esomeprazole (Nexium®) và pantoprazole (Protonix®);
- Thuốc bảo vệ thành dạ dày và ruột non như sucralfate (Carafate®) hay bismuth subsalicylate (Pepto-Bismol®).
Chế độ sinh hoạt khỏe mạnh
Những chế độ sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh tăng axit dịch vị dạ dày?

Chế độ ăn uống góp một phần quan trọng và việc điều trị tăng axit dịch vị dạ dày.
Để có thể kiểm soát lượng axit trong đạ đày nếu áp dụng các biện pháp sau:
- Ăn nhiều những thực phẩm như: Sữa, trứng, rau, củ,…
- Thực phẩm giàu đạm (thịt, cá nạc nên chế biến luộc, hấp, om thì dễ hấp thu).
- Thực phẩm ít mùi vị như tinh bột (cơm nát, cơm nếp nát, bánh mì, các loại khoai củ, cháo).
- Dầu ăn sống có tác dụng làm giảm bài tiết dịch vị (với số lượng ít).
Ngoài những loại thức ăn tốt cho việc giảm axit dạ dày người bện còn phải tránh những thứ sau:
- Thức ăn nhiều mùi vị, chất thơm như thịt quay, rán, nướng, thịt ướp muối, cá ướp muối và món xào rán nhiều dầu mỡ.
- Các loại thịt nguội chế biến sẵn: dăm bông, lạp xưởng, xúc xích và các loại nước sốt, nước thịt cá đậm đặc.
- Sữa chua.
- Những thức ăn cứng, dai gây cọ xát niêm mạc dạ dày như thịt nhiều gân, sụn; rau có nhiều xơ già…
- Gia vị, dấm tỏi, tiêu ớt, dưa cà, hành muối.
- Quả chua, đu đủ chín, chuối tiêu, táo.
- Chè, cà phê đặc, bỏ hẳn rượu, thuốc lá.
Hãy đi khám bác sĩ ngay khi có những biểu hiện của bệnh tăng axit dịch vị dạ dày. Bác sĩ sẽ giúp bạn có phương pháp tốt nhất để điều bệnh. Ngoài ra, bạn cũng nên đị gặp chuyên gia định dưỡng để có lời khuyên về những loại thức ăn tốt và nên tránh khi đang bị tăng axit dịch vị.
Nguồn tham khảo
Báo An Ninh Thủ Đô. https://anninhthudo.vn/rao-vat/cach-giam-du-axit-da-day-hieu-qua/770511.antd. Ngày truy cập: 02/01/2019.
WikiHow.vn. https://www.wikihow.vn/Điều-trị-Tăng-Tiết-Axit-dạ-dày-Một-cách-Tự-nhiên. Ngày truy cập: 02/01/2019.